Slider[Style1]

3 món rau câu hoa quả thanh mát giải nhiệt mẹ nào cũng có thể làm được.




Rau câu hoa quả là món tráng miệng giải nhiệt dễ làm mà lại ngon lành thích hợp cho các bé ăn tráng miệng ,Các mẹ nãy cùng tham khảo ngay công thức để có thể biến tấu thêm nhiều vị rau câu hoa quả khác nhau đãi cả nhà nhé!


Nguyên liệu:


- 300gr dừa nạo

- 1 gói bột râu cau (20gr)

- 1,5 lít nước

- 400gr đường (độ ngọt tuỳ điều chỉnh)

- Vani

- 1 gói café sữa hoà tan

- 2 muỗng café hạt chia

- 300gr dâu tươi

- Khuôn hoặc hũ nhựa


Rau câu dâu tươi


Để làm rau câu dâu thì dễ dàng hơn, chỉ cần cắt dâu tươi thành hạt nhỏ cho vào khuôn và đổ nước râu cau vào, cho đông hoàn toàn trong tủ mát.

Nếu thích bạn có thể trang trí thêm với ít lát dâu tươi.

Rau câu dừa hạt chia


Đầu tiên cho nước ấm ấm vào dừa nạo và vắt lấy nước cốt cho thêm ít muối vào khuấy đều.

Bắt nồi nước nấu nóng cho bột râu cau và đường vào khuấy đến khi tan hết.

Hạt chia ngâm với nước trước 15 phút cho nỡ. Sau đó múc nước râu cau vào trộn đều. (Làm tương tự với nước cốt dừa cũng cho nước râu cau vào khuấy đều).

Chuẩn bị sẵn khuôn vào múc hỗn hợp râu câu dừa vào ½ khuôn sau đó để đông lại trước.

Sau đó mới múc tiếp hỗn hợp rau câu nước chia vào ½ khuôn còn lại và để tủ lạnh cho đông hoàn toàn.


CÓ NÊN UỐNG TRÀ SỮA?


 CÓ NÊN UỐNG TRÀ SỮA?


Từ khóa được tìm kiếm nhiều hiện nay là “Túi trà sữa”.  Trà sữa là món nước bất kì ai trong chúng ta đều đã thử một lần, không chỉ học sinh, sinh viên thậm chí là những người khá lớn tuổi cũng rất yêu thích. Dường như món nước này chưa bao giờ hạ nhiệt suốt 10 năm qua. Tuy nhiên gần đây có một số bài viết cho rằng trà sữa là không tốt, nên một tín đồ Trà Sữa là Cherry tui phải lên tiếng bên vực em nó một chút. Thật ra điều gì cũng có mặt tốt và không tốt, trà sữa nếu được chế biến sạch đem lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe.

Ăn uống – Dưỡng sinh mùa xuân

Y thư cổ Nội kinh đã viết: “Âm dương bốn mùa là căn bản của vạn vật, là nguồn gốc của sinh, trưởng, lão, tử, trái với quy luật này thì tai hại sẽ đến; thuận theo quy luật này thì bệnh tật không phát sinh, như thế là đắc đạo, là biết pháp dưỡng sinh”. Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông trong thiên Dưỡng sinh sách Nội kinh yếu chỉ cũng đã viết: “Người đời thượng cổ đều biết phép dưỡng sinh, thể theo quy luật âm dương, điều hòa theo thuật số, ăn uống có tiết chế, làm việc nghỉ ngơi có giờ giấc điều độ, không phí sức bừa bãi, cho nên tinh thần và thể chất luôn luôn khang kiện”.


Mùa xuân vạn vật phục hồi, khí dương trong vạn vật cũng như trong cơ thể con người từ từ hồi sinh và thăng phát, hân hoan chào đón hơi ấm của mùa xuân sau một thời gian dài liễm tàng dưới tiết trời mùa đông lạnh giá. Cơ thể con người cũng hưng phấn cùng trời đất, toàn thân cảm giác nhẹ nhõm, tay chân linh hoạt, tinh thần phấn chấn, sức lực sung mãn, quá trình chuyển hóa thay cũ đổi mới trong nhân thể cũng dần dần vượng thịnh. Bởi vậy, phép dưỡng sinh mùa xuân nói chung và dưỡng sinh ăn uống nói riêng, trên cơ sở nguyên tắc thuận ứng với tự nhiên, phải chú ý bảo vệ và bồi dưỡng dương khí, tuân thủ nguyên tắc “xuân hạ dưỡng dương”.

Muốn vậy, thức ăn cần trọng dụng các loại thực phẩm có vị cay, tính ấm và tránh dùng các thức ăn lạnh dễ làm tổn thương dương khí. Hơn nữa, theo học thuyết ngũ hành, can thuộc Mộc, tỳ thuộc Thổ, can mộc vượng thịnh sẽ khắc phạt tỳ thổ. Mùa xuân là mùa ứng với can mộc, nếu không biết phép dưỡng sinh mà làm cho can mộc quá vượng tất sẽ khiến cho tỳ thổ bị suy yếu mà phát sinh tật bệnh. Bởi vậy, dưỡng sinh ăn uống mùa xuân không những cần tạo điều kiện cho tạng can hoạt động thuận lợi với vai trò là cơ quan chủ khí mà còn phải chú ý tránh làm cho can mộc vượng thịnh quá mức và bảo trợ tỳ vị làm tốt chức năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn.

Sách Thiên kim yếu phương khuyên nên ăn ít của chua, nhiều của ngọt về mùa xuân để bảo dưỡng tỳ vị. Mặt khác, cũng cần chú ý tránh dùng quá nhiều đồ bổ béo, khó tiêu dễ làm tổn thương tỳ vị, đặc biệt đối với người già, trẻ em và những người có bệnh lý đường tiêu hóa.

Nếu trong mùa xuân, sau khi mắc bệnh ôn nhiệt hoặc người mà cơ thể tân dịch tổn thương thì cần dùng phép lương bổ để tư âm sinh tân. Ngoài ra, phương nam mưa nhiều, nóng lạnh thay đổi thất thường, thấp khí vây khốn Tỳ khí, cho nên cần dùng những thuốc kiện Tỳ hóa thấp như Bạch linh, Đảng sâm, Câu kỷ tử, Uất kim, Đan sâm, Mạch môn, Hà Thủ ô, Huyền hồ… Đồ ăn thì có thể chọn những thứ có vị cay, tính phát tán như đại táo, hành, rau thơm, lạc, tỏi, gừng

Mùa mưa, không khí ẩm thấp, thời tiết ấm áp là thời tiết tốt cho việc điều dưỡng Tỳ vị. Điều dưỡng Tỳ vị có thể nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, có thể phòng chống lão hóa, ăn nhiều rau cỏ tươi, ăn nhiều hoa quả để bổ sung lượng nước cho cơ thể, ăn ít đồ dầu mỡ, tránh làm dương khí tiết ra ngoài, nếu không thì Can mộc thăng phát thái quá, sẽ khắc Tỳ thổ.

Những đồ ăn mùa mưa có thể chọn rau hẹ, bách hợp, cải cúc, ngồng cải, măng, hoài sơn, ngó sen, khoai sọ, củ cải, mía, còn về thuốc thì có thể chọn các vị giúp Tỳ vị tăng giáng và chức năng sinh hóa, ví dụ như: sa sâm, tây dương sâm, quyết minh tử, bạch cúc hoa, hà thủ ô hoặc bài bổ trung ích khí thang.



Các Blog về nấu ăn

Cách nấu canh cua rau đay, mồng tơi, mướp hương ngọt mát cho ngày nóng đỉnh  điểm - Ẩm Thực Vùng Miền - Tôn vinh ẩm thực Việt

Ẩm thực

Bách Khoa Ẩm Thực

Nấu Ăn

Thực Phẩm Dinh Dưỡng

VinaHealth's Net

Nutiva vietnam

Vitamin Shop

Nấu canh cua rau đay, rau mồng tơi, rau muống


Ngày hè nóng nực, mọi người thường có cảm giác chán ăn nhất là đối với người già và trẻ em.|

Nấu món canh ngon dân dã  như canh cua rau đay ( hoặc mồng tơi, rau muống ) vừa mát bổ .tốtcho sức khỏe sẽ giúp chúng ta dễ “đưa cơm” hơn trong bữa ăn gia đình. 

 Cách nấu canh cua rau đay mướp ngọt mát, thơm lừng giải nhiệt cơ thể

Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,…

Rau mồng tơi: có vị ngọt, nhạt, nhớt, tính mát. Có tác dụng lưu thông huyết mạch, lợi tiểu, nhuận trường. Công hiệu giúp mát máu, điều hòa khí huyết, thanh lọc dạ dày và ruột, trị táo bón, chống tích tụ, trị đau mắt, sưng đau vú, huyết vận và huyết tụ.

Rau muống: Theo Đông y, có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm), đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường. Có công năng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị nhiễm các chất độc của nấm, cá, thịt độc, lá ngón, khuẩn độc hoặc độc chất do côn trùng, rắn, rết cắn…

Rau muống còn có tác dụng cầm máu, chữa tâm phiền, chảy máu mũi, lưỡi đỏ rêu vàng, khát nước, ù tai chóng mặt, đau đầu do tăng huyết áp, đau dạ dày, nóng ruột, ợ chua, miệng khô đắng, say hay ngộ độc sắn, giải độc do ngộ độc thức ăn, các chứng chảy máu, lở ngứa, rôm sảy, ong đốt…

 

Nguyên liệu:

3 – 5 lạng cua đồng, rửa sạch, xé bỏ mai yếm, giã nhuyễn lọc lấy nước (khoảng 2 – 3 lít); ngoáy lấy gạch cua để riêng ra một bát con.

Rau đay, (rau mồng tơi, hay rau muống) rửa sạch thái nhỏ. Mướp một quả gọt vỏ, bổ dọc, thái miếng chéo. Rau rút một bó nhỏ, rửa sạch ngắt đoạn ngắn 2-3cm.  

Mắm tôm 1 thìa canh, một chút muối và dầu ăn.

 

Cách nấu:

Cho mắm tôm, một chút muối vào nước lọc cua rồi cho lên bếp đun sôi nước canh, bỏ rau và mướp vào tiếp tục đun sôi chừng 5- 7 phút. Cho rau rút vào, sôi đều là bắc nồi canh ra. Dùng dầu ăn xào chín gạch cua đổ vào nồi canh. Nêm thêm nước mắm hoặc muối cho vừa ăn.

Cách Trồng Hành lá Tại Nhà

Hành lá hay hành xanh, hành non là tên gọi chung của các loài thuộc chi Hành. Tất cả hành lá đều có lá rỗng màu xanh (giống hành tây), nhưng lại thiếu một thân hành (củ hành) phát triển hoàn chỉnh.

Hành lá
Chúng được trồng bởi hương vị thơm dịu hơn so với hầu hết hành tây và được ăn sống hoặc nấu chín như một loại rau.

Khi nấu ăn, bạn hãy giữ lại phần rễ và khoảng 3 cm phần ngọn non, ngâm chúng vào một cái cốc chứa nước và để nơi có ánh sáng. Vài ngày sau, nhánh hành đã bị cắt sẽ mọc lại phần lá xanh tươi hơn. Khi cần dùng, bạn chỉ cần cắt phần ngọn ra ăn, để phần gốc hành trong cốc nước để trồng tiếp . 

Nếu muốn cây đẻ nhánh và lên tươi tốt thì bạn nên nhấc ra trồng ở đất sau 5 ngày.
 

Tác hại của rau răm nếu không dùng đúng cách

Rau răm là một trong những loại thực phẩm dùng làm gia vị cho nhiều món ăn .Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng sẽ có nhiều tác hại.


Đông y cho rằng, rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Rau răm khi ăn sống làm ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Nhờ có vị cay tính ấm, tiêu thực, kích thích tiêu hóa nên thường được dùng ăn cùng trứng vịt lộn, thịt bò, thịt gà, cháo trai, hến để giúp ngon miệng, làm ấm tỳ vị.
Công dụng chữa bệnh :
- Chữa kém ăn: Rau răm dùng theo gia vị hoặc sử dụng cả cây 10-20 g sắc uống sau bữa ăn.
- Chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước: Lấy nước ép rau răm tươi thân đỏ 25-30 ml/lần/ngày, uống 2 lần.


 
- Chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng: Rau răm toàn cây ngâm rượu. Lấy rượu đó bôi hoặc giã nát xát, còn bã đắp rồi băng lại.
- Chữa bỗng dưng đau tim không chịu nổi: Dùng rễ rau răm 50 g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.
- Chữa tê bại, vết thương bầm tím sưng đau: Rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.
- Chữa rắn cắn: Rau răm dùng tươi cả cây nhai nuốt (hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống), lấy lá đắp vào vết thương. Có thể lấy 20 ngọn rau răm tươi giã nát, vắt nước uống, bã đắp vết cắn.


Tuy nhiên, rau răm có thể gây các tác dụng không tốt:

Rau răm mặc dù nó không độc, nhưng nếu dùng rau răm thường xuyên, với lượng rau răm nhiều sẽ làm giảm tình dục, giảm ham muốn cả đàn ông lẫn phụ nữ, kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi, phụ nữ có thể trở nên vô kinh (mất chu kỳ kinh nguyệt).
Trong dân gian, người ta sử dụng rau răm để gây sẩy thai cho những cô gái nhẹ dạ, lỡ dại mang thai ngoài ý muốn đối với trường hợp chậm kinh trên dưới 1 tuần (5 – 9 ngày), đạt tỷ lệ tới 60 – 80%. Cách dùng đơn giản: 500 gam rau răm tươi, thân đỏ hơi ngả sang màu tím (rau răm thân xanh trắng không có tác dụng gây sảy thai).
Chỉ lấy thân và lá non, bỏ rễ và lá già, rửa sạch, để ráo nước. Giã, ép nát, vắt lấy nước được khoảng 250 ml (1 xị). Uống một lần duy nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu có kết quả thì ngay trong đêm đó hoặc sáng hôm sau, phôi thai tự trục ra ngoài.
Vì vậy, phụ nữ có thai không nên ăn rau răm vì có thể sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi.
Ads Inside Post